Price action: Tìm hiểu trọn bộ từ A-Z về Mô Hình Giá

Giới thiệu

Nếu như bạn quan sát phương pháp phân tích kỹ thuật dựa vào các chỉ báo kỹ thuật, bạn có thể nhận ra một vấn đề rất lớn là các chỉ báo sử dụng dữ liệu cũ, do đó đa số sẽ bị trễ so với diễn biến giá liên tục thay đổi trên thị trường. Vì điều này, các nhà giao dịch ngoại hối đã sử dụng một phương pháp giao dịch không phụ thuộc vào chúng, được gọi là Price Action.

Price action đã tồn tại và phổ biến hơn 20 năm qua trong thế giới tài chính, và nếu bạn muốn giao dịch linh hoạt hơn, đưa ra quyết định dựa trên các “dự báo” chính xác hơn, hãy cùng ElitesFX tìm hiểu toàn tập về Price action trong bài viết này.

Những điểm quan trọng đáng lưu ý

  • Price action, Hành động giá, là phương pháp giao dịch phổ biến dựa vào thay đổi mức giá diễn ra trên biểu đồ giá của một loại tài sản.
  • Phương pháp Price Action kết hợp các công cụ phân tích kỹ thuật và cách đọc biểu đồ giá, bỏ qua các chỉ báo kỹ thuật.
  • Trước khi áp dụng bất kỳ chiến lược Price action nào, tốt hơn hết bạn nên kiểm tra lại trên phần mềm giả lập để tránh hiệu ứng survivorship bias.

Price action là gì

Price Action, hay còn gọi là giao dịch theo Hành động giá, là phương pháp phân tích dựa vào thay đổi mức giá trên biểu đồ giá gần đó của một loại tài sản. Nói đơn giản hơn, giao dịch theo price action là kỹ thuật tập trung vào việc đọc biểu đồ giá và đưa ra các quyết định giao dịch dựa vào thay đổi mức giá trong các phiên giao dịch trước đó. Phương pháp này phụ thuộc phần lớn vào cách đánh giá của mỗi nhà giao dịch, và không phụ thuộc vào các chỉ báo kỹ thuật.

Price action sử dụng công cụ nào

Phương pháp Price action bỏ qua các chỉ báo phân tích căn bản (ví dụ: tỉ lệ P/E, hệ số EPS, EBITDA..) và phân tích kỹ thuật (ví dụ: chỉ báo xu hướng, chỉ báo động lượng…) mà phụ thuộc vào các công cụ gồm:

  • Biểu đồ (đặc biệt phổ biến là biểu đồ nến nhật và biểu đồ thanh)
  • Đường xu hướng (trendline)
  • Biên độ giá (Price band)
  • Điểm cao và điểm thấp
  • Ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự (S/R level)

Đặc biệt trong Price Action, yếu tố tâm lý và hành vi của nhà đầu tư đóng vai trò rất quan trọng. Đối với cùng một biểu đồ, một nhà giao dịch A có thể chọn lệnh mua nhưng nhà giao dịch B có thể chọn Bán, phụ thuộc rất nhiều vào cách diễn giải biểu đồ, các quy luật sử dụng và hành vi tâm lý của mỗi nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi các tín hiệu giao dịch rõ ràng (lấy ví dụ khi gặp một mô hình giá đảo chiều mạnh), thì sẽ có sự đồng thuận ở nhiều nhà đầu tư về xu hướng và cách vào lệnh.

Cách đọc và diễn giải biểu đồ trong Price action

Vấn đề quan trọng tiếp theo trong Price Action là bạn phải có khả năng đọc được biểu đồ giá, và theo quan sát thì rất nhiều nhà giao dịch đang phức tạp hóa các vấn đề khi đọc biểu đồ. Để các nhà giao dịch mới có thể dễ dàng áp dụng Price Action vào giao dịch, bên dưới là 5 cách đọc biểu đồ giá đơn giản, rõ ràng và hiệu quả.

Xác định xu hướng bằng các Đỉnh cao và đỉnh thấp (swing highs và swing lows)

Điều quan trọng đầu tiên trong Price action là cần xác định xu hướng thị trường đang diễn ra như thế nào, và các swing high và swing low làm rất tốt ở đây. Bạn hãy quan sát các đỉnh cao và đỉnh thấp trên biểu đồ giá và tự đặt câu hỏi

Liệu thị trường đang trong xu hướng tăng với các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn (higher highs higher lows)?

Hay thị trường đang trong xu hướng giảm với các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn (lower highs và lower lows)?

Hay là, thị trường đang chuyển sang giai đoạn khác với mức giá biến đổi khác biệt rõ?

Hình: Ví dụ minh họa các giai đoạn khác nhau trong thị trường tăng, từ giai đoạn khai phá, đến tăng trưởng và hưng phấn

Tiếp theo, bạn hãy quan sát khoảng cách giữa các swing highs và swing lows, liệu khoảng cách này đang thu hẹp lại, chứng tỏ thị trường đang có động lượng lớn (momentum) hay giãn ra (khi động lượng giảm dần).

Thứ ba, hãy quan sát độ sâu của các độ sâu của các sóng hồi (pullback). Trong một xu hướng ổn định luôn xuất hiện các đợt pullback nhỏ nhưng xu hướng toàn cảnh vẫn tăng đều, trong khi nếu xu hướng xuất hiện nhiều đợt pullback lớn liên tục, thị trường có thể mất xu hướng và thậm chí đảo chiều.

Trái ngược với pullback, bạn cũng có thể quan sát các sóng đẩy (thrust) để xem thị trường có tiềm năng tăng trưởng tiếp tục hay không.

Tìm Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự (S/R Level)

Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự cung cấp thông tin về các điểm giá mà thị trường phản ứng mạnh mẽ, và bạn có thể dùng 2 ngưỡng này để tìm các điểm xoay và các điểm phá vỡ mức giá (breakouts).

Một chiến lược phổ biến dựa vào S/R Level là bạn có thể đợi mức giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, sau đó xuất hiện breakout, và bạn sử dụng ngưỡng hỗ trợ ấy để làm ngưỡng kháng cự (break/retest).

Cần nói thêm, S/R Level là các vùng giá, không phải là một điểm xác định trên biểu đồ nên bạn không cần quá đau đầu để tìm ra mức giá hoàn hảo nhất. Điều cần thiết hơn là hãy tìm kiếm các vùng hợp lưu (confluence – nơi giao thoa của các đường quan trọng).

Đường xu hướng (trendline)

Đường xu hướng là một công cụ hữu ích trong PA, và bạn cần lưu ý hai điều khi quan sát đường xu hướng:

  • Điểm phá vỡ đầu tiên trên đường xu hướng có thể là tín hiệu thay đổi xu hướng (các dấu X đỏ)
  • Retest đường xu hướng là cơ hội đặt điểm vào lệnh (các mũi tên xanh)

Ở biểu đồ giá trên, các điểm phá vỡ đường xu hướng (được hình thành từ 2 đỉnh swing high) có thể là tín hiệu mạnh về thay đổi xu hướng (dấu X đỏ). Nếu bạn vào lệnh ở điểm X này, bạn sẽ thường quan sát thấy có hiện tượng retest lại mức giá cũ (mũi tên xanh) và bạn không nên quá lo lắng vì mô hình giá này thường xuyên xảy ra.

Đối với đường trendline, bạn nên xem đây là một công cụ kết hợp (confluence tool) để tăng độ chính xác, nhất là trong các giai đoạn chuyển tiếp.

Đường trung bình động MA

MA là công cụ hiệu quả trong PA. Có 4 cách dùng MA gồm:

  • Lọc lệnh giao dịch – chỉ giao dịch theo hướng di chuyển của MA
  • Tìm cơ hội vào lệnh trong một đợt pullback
  • Làm ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự
  • Điểm giao các đường MA có thể là dấu hiệu thay đổi xu hướng

Ở biểu đồ trên gồm biểu đồ giá của cặp NZD/USD với hai đường MA kỳ 20 và kỳ 100. Phân nửa trái biểu đồ, ta thấy xu hướng tăng nhẹ với các đợt pullback mạnh (quan sát rõ với MA-100). Ở phần bên phải, ta thấy xu hướng giảm mạnh (quan sát rõ với MA-20). Tại giao điểm của MA-20 và MA-100 (Crossover) đánh dấu X đỏ, ta thấy thị trường đổi hướng.

Với ví dụ trên ta thấy

  • Số kỳ sử dụng của đường MA để tối ưu nhất sẽ phụ thuộc vào xu hướng và sức mạnh của xu hướng.
  • Sử dụng crossover của hai đường MA là một chiến lược rất có ích.

Phân tích sóng trong Price Action

Đây là chủ đề hiếm khi được khai thác và khi nghe về sóng trong forex, ta thường sẽ nghĩ ngay đến lý thuyết sóng Elliott, tuy nhiên phân tích sóng trong Price action có thể đa dạng hơn. Ta có thể quan sát các điểm swing highs, swing lows, khoảng cách các pullback, thrust, các mô hình nến Nhật như mô hình đầu-vai, mô hình Engulfing,…kết hợp với ngưỡng hỗ trợ/kháng cự để tạo ra một chiến thuật phân tích sóng mạnh mẽ và hiệu quả.

Ưu điểm của phương pháp PA

Ưu điểm nổi bật nhất trong PA, khi so sánh với phân tích dựa vào chỉ là các quyết định giao dịch được đưa ra dựa theo thời gian thực. Các chỉ báo kỹ thuật đều dựa vào mức giá trong lịch sử nên sẽ có độ trễ trong khi giá cả luôn biến động, điều này khiến các chỉ báo trở nên kém hiệu quả trong nhiều thị trường (đặc biệt khi xảy ra biến động lớn). Price action dựa vào các dữ liệu giá để hiểu rõ về cung cầu, tâm lý thị trường, và có thể áp dụng đối với tất cả các thị trường giao dịch.

Thêm vào đó, Price action linh hoạt hơn các phương pháp khác vì bạn có thể đưa các quan điểm cá nhân vào chiến lược giao dịch, có thể giao dịch dễ dàng trên mọi nền tảng, có thể backtest trên tài khoản Demo để đánh giá xem phương pháp phân tích của mình hiệu quả ra sao mà không cần tốn kém chi phí.

Mặt khác, bạn cần biết rằng Price action là phương pháp tập trung vào giao dịch ngắn -trung hạn để kiếm nhiều khoản lợi nhuận nhỏ, phương pháp này không phù hợp với đầu tư dài hạn.

Chiến lược giao dịch Price action

Các nhà giao dịch dày dặn kinh nghiệm về Price action sẽ quan sát và đưa ra nhiều cách lựa chọn khác nhau khi nhận dạng mô hình giao dịch, các điểm vào lệnh và thoát lệnh, điểm dừng lỗ và các chi tiết khác. Đây là điều cần thiết vì nếu chỉ dùng một chiến lược cụ thể nào đó (ví dụ: chiến lược retest ở các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự), thì thời gian chờ đợi càng dài, cơ hội giao dịch sẽ ít đi.

Quá trình giao dịch theo Price action thường bao gồm hai bước:

Bước 1: Xác định xu hướng: ví dụ: giá cổ phiếu, giá tài sản đang trong giai đoạn tăng, giảm hay thị trường đi ngang..

Bước 2: Trong xu hướng ấy, xác định cơ hội giao dịch: ví dụ quan sát các mô hình nến đảo chiều, các vùng hợp lưu,…điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi nhà giao dịch.

Để giúp bạn có cái nhìn rõ nét về cách sử dụng PA, hãy tham khảo các ví dụ bên dưới:

Ví dụ 1: Nến mở ngày tiếp theo nằm ngoài ngưỡng hỗ trợ/kháng cự trong thị trường đang tăng khi so với nến đóng ngày hôm trước, đây có thể xuất hiện đảo chiều.

Ví dụ 2: Mô hình giá xuất hiện các nến phá vỡ giả (spring) ở ngưỡng hỗ trợ

Giao dịch theo spring và upthrust là phương pháp được xây dựng bởi Richard Wyckoff, một trader huyền thoại tuy nhiên trong nội dung bài này sẽ không đi chi tiết về phương pháp này.

Ví dụ 3: Nến có bấc nến hoặc đuôi nến dài

 

Tóm Tắt

Khi bàn đến PA, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các nguồn tài nguyên về chiến lược giao dịch có tỷ lệ thành công cao, tuy nhiên bạn cần kiểm tra lại (backtest) trên phần mềm trước khi áp dụng, bởi vì hiệu ứng survivorship bias (hiệu ứng thiên lệch kẻ sống sót) là chuyện thường gặp. Do hiệu ứng này, trader có xu hướng ghi và kể lại các lần giao dịch thành công, trong khi những lần thất bại khi cũng áp dụng chiến lược ấy lại không được nhắc đến.

Nguồn

Check Out the Best Brokers
Start Trading Today!

Xem các nội dung trong bài viết

Đọc thêm

Đọc Các Bài Viết Đào Tạo