Hiểu rõ về Trading Pullback và Cách giao dịch với Pullback

Giới thiệu

Bạn có bao giờ để ý thấy rằng, ngay cả khi thị trường có xu hướng mạnh nhất, thì vẫn có những đợt điều chỉnh giá nhỏ trong chính xu hướng đó? Hành động giá không bao giờ đi theo đường thẳng. Các đợt điều chỉnh này được gọi bằng thuật ngữ “pull back”.

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu pull back là gì và làm sao để có thể sử dụng pull back trong các giao dịch của bạn.

Những điểm quan trọng đáng lưu ý

  • Pullback là hiện tượng điều chỉnh giá đảo chiều tạm thời của một loại tài sản trên biểu đồ giá.
  • Hiện tượng này diễn ra trong thời gian ngắn, khoảng một vài phiên giao dịch trước khi quay lại xu hướng chính.
  • Pullback cung cấp thông tin về điểm vào lệnh trong giao dịch ngoại hối, đặc biệt khi kết hợp với các tín hiệu xác nhận xu hướng (ngưỡng hỗ trợ/kháng cự, đường MA…) và động lượng (RSI)

Bạn có bao giờ để ý thấy rằng, ngay cả khi thị trường có xu hướng mạnh nhất, thì vẫn có những đợt điều chỉnh giá nhỏ trong chính xu hướng đó? Hành động giá không bao giờ đi theo đường thẳng. Các đợt điều chỉnh này được gọi bằng thuật ngữ “pull back”.

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu pull back là gì và làm sao để có thể sử dụng pull back trong các giao dịch của bạn.

Pull back là gì

Pull back là gì? Pullback, trạng thái điều chỉnh giá, đề cập đến sự dừng lại hoặc rớt giá nhẹ của một loại tài sản như cổ phiếu, chứng khoán, hàng hóa…trên biểu đồ giá trong một xu hướng tăng. Một đợt pullback xuất hiện trong thời gian tương đối ngắn, ví dụ như trong một vài phiên liên tiếp, trước khi tiếp tục xu hướng tăng.

Trên thực tế, pullback cũng có thể xuất hiện trong xu hướng giảm, như minh họa trong hình bên dưới.

Pullback xuất hiện khi nào

Pullback xuất hiện khi thị trường có dấu hiệu quá mua/quá bán, lúc này, các lực mua và bán sẽ điều chỉnh về mức cân bằng dẫn đến hiện tượng Pullback.

Pullback có thể nhầm lẫn với xu hướng giá đảo chiều

Hầu hết các đợt pullback đều diễn ra trong thị trường có xu hướng rõ nét, khi đó giá tài sản sẽ di chuyển về phía tiệm cận đường xu hướng, đường hỗ trợ hoặc điểm xoay, trước khi tăng trở lại. Nhà giao dịch nên quan sát các chỉ báo kỹ thuật này để tránh bị nhầm lẫn giữa pullback và đảo chiều giá.

Bảng bên dưới so sánh sự khác nhau giữa hai tín hiệu pullback và đảo chiều giá và cách phân biệt bằng các chỉ báo kỹ thuật.

Xu Hướng Điều Chỉnh Giá (Pullback) Xu Hướng Đảo Chiều (Reversal)
Thường xuất hiện trong giai đoạn biến động mạnh của xu hướng chính. Xuất hiện sau các giai đoạn tích lũy hoặc sideway.
Biến động giá ngắn hạn. Biến động giá dài hạn.
Ít có các mẫu biểu đồ đặc trưng, chủ yếu dựa vào các chỉ báo như RSI, MACD để xác định xu hướng Xuất hiện trong nhiều biểu đồ đặc trưng như mô hình đầu vai, mô hình 2 đỉnh, mô hình 2 đáy, hoặc các mô hình nến…
Trong một xu hướng tăng, xuất hiện tình trạng quá mua để giá điều chỉnh lại.

Trong một xu hướng giảm, xuất hiện tình trạng quá bán để giá điều chỉnh lại.

Trong một xu hướng tăng, phe mua không đủ sức để đẩy giá lên cao hơn nữa khiến giá đảo chiều và giảm dần.

Trong một xu hướng giảm, phe bán không đủ sức để đẩy giá xuống thấp hơn nữa khiến giá đảo chiều và tăng dần.

Ưu điểm khi giao dịch với pullback

  • Giao dịch với pullback có một số lợi thế, nhất là khi cân nhắc về tỉ lệ lợi nhuận thua lỗ.
  • Giao dịch pulling back giúp bạn đặt điểm dừng lỗ chính xác hơn
  • Giao dịch theo xu hướng là một trong những cách giao dịch an toàn nhất

Nhược điểm khi giao dịch với pullback

Nhược điểm lớn nhất khi giao dịch với pullback là có khả năng một pullback sẽ trở thành một chuỗi đảo chiều giá thật sự. Do đó, nếu hành động giá phá vỡ đường trendline, tốt nhất là bạn nên cân nhắc có thể xảy ra đảo chiều giá, thay vì là một pullback.

Chiến lược giao dịch với pullback

Trước khi giao dịch với Pullback, bạn cần phải làm quen với một số loại chỉ báo kỹ thuật được dùng chung với chiến lược này bao gồm: dải Fibonacci thoái lui, đường MA, đường trendline, ngưỡng S/R. Do nội dung bài này tập trung vào chiến lược pullback nên sẽ không đi chi tiết vào cách sử dụng các chỉ báo kỹ thuật này.

Trong số các chỉ báo kỹ thuật kể trên, Fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement) là công cụ đắc lực nhất. Bạn có thể sử dụng các tỉ lệ trên Fibonacci Retracement để nhận ra vị trí các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự ở từng đợt pullback.

Trong thị trường có xu hướng, bạn cần quan tâm 3 tỷ lệ trên Fibonacci Retracement gồm: 38.2%, 50%, và 61.8%. Tùy thuộc vào độ mạnh của xu hướng mà đợt pullback có thể dao động đến tỷ lệ nào. Xu hướng càng mạnh, mức độ điều chỉnh giá sẽ càng nhỏ.

Hướng dẫn từng bước để giao dịch với pullback

Để đơn giản hóa, ta sẽ xem xét chiến lược giao dịch trong xu hướng tăng. Bạn có thể làm ngược lại nếu giao dịch trong xu hướng giảm.

Bước 1: Xác nhận xu hướng tăng

Sử dụng các đỉnh giá cao và đáy giá cao để xác nhận thị trường đang trong xu hướng tăng. Hoặc bạn có thể dùng đường MA, đường trendline để xác nhận xu hướng.

Bạn cần lưu ý là nên dùng khung thời gian cao hơn khung thời gian giao dịch để xác nhận xu hướng. Ví dụ, bạn giao dịch ở khung thời gian 30 phút, thì nên dùng khung thời gian 1h, 4h trở lên để xác nhận.

Bước 2: chuyển về khung thời gian thấp hơn để chờ các đợt pullback

Sau khi xác nhận xu hướng thành công, bạn có thể chuyển khung thời gian về khung giờ bạn giao dịch để quan sát biểu đồ. Bạn có thể dùng bất kỳ khung thời gian nào bạn muốn.

Đến đây, bạn có thể mở công cụ Fibonacci Retracement để tiến hành bước 3.

Bước 3: Đặt công cụ Fibonacci Retracement giữa đỉnh giá đảo chiều gần nhất (swing high) và đáy giá đảo chiều gần nhất (swing low), trước đợt pullback.

Bạn xác định điểm swing high và swing low gần nhất, đặt công cụ Fibonacci Retracement ngay khu vực này. Đến đây, bạn bắt đầu đặt lệnh giao dịch ở bước tiếp theo.

Bước 4: Đặt lệnh mua trong khoản 50% và 61.8% trên khu vực Fibonacci Retracement

Bước 5: Đặt lệnh dừng lỗ bên dưới điểm swing low trước đó

Bước 6: Đặt lệnh chốt lời ở điểm swing high trước đó

Kết luận

Hy vọng sau bài này bạn có thể nắm được pull back là gì và khác biệt giữa hiện tượng thoái lui giá và hiện tượng đảo chiều. Thật ra, giao dịch với pullback có thể được xem là một trong những chiến lược có tỉ lệ lợi nhuận: rủi ro tốt nhất hiện nay. Tỉ lệ thành công trong chiến lược này được xu hướng giá hậu thuẫn, do đó bạn có thể an tâm khi áp dụng chiến lược này vào trong các thị trường có xu hướng. Điều quan trọng nhất vẫn là phải cẩn thận phân biệt giữa pullback và xu hướng đảo chiều thật sự. Chúc bạn giao dịch thành công!

 

Tóm Tắt

Hy vọng sau bài này bạn có thể nắm được pull back là gì và khác biệt giữa hiện tượng thoái lui giá và hiện tượng đảo chiều. Thật ra, giao dịch với pullback có thể được xem là một trong những chiến lược có tỉ lệ lợi nhuận: rủi ro tốt nhất hiện nay. Tỉ lệ thành công trong chiến lược này được xu hướng giá hậu thuẫn, do đó bạn có thể an tâm khi áp dụng chiến lược này vào trong các thị trường có xu hướng. Điều quan trọng nhất vẫn là phải cẩn thận phân biệt giữa pullback và xu hướng đảo chiều thật sự. Chúc bạn giao dịch thành công!

Nguồn

Đọc Các Bài Viết Đào Tạo